Rượu ba kích một loại rượu quen thuộc với nhiều đấng mày râu, vị rượu thần dược giúp bổ thận tráng giương tăng cường sinh lý nam giới cực tốt. Tuy nhiên sử dụng loại rượu này cần nhiều lưu ý và phải có công thức ngâm chuẩn mới đạt hiệu quả, dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần để ngâm rượu ba kích đúng chuẩn ngon, bổ!
Đặc điểm của cây ba kích
Nội dung
Ba kích là loại củ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được tìm thấy ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ nước ta như Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Mùa ba kích ra hoa nở rộ nhất là vào tháng 5-6, và mùa quả ngay sau đó tầm từ tháng 7-10, bạn nên lưu ý khoảng thời gian để mua ba kích vừa mới, tươi lại rẻ hơn .
Thường phần rể sẽ được ngâm rượu thuốc và làm dược liệu chữa bệnh, đây là phần có giá trị dinh dưỡng cao nhất, thường rễ đạt chất lượng phải có kích thước lớn, khoẻ mạnh, cùi dày. Thời gian thu hoạch tầm trên 3 năm mới được vụ rễ đầu tiên.
Các loại ba kích dùng để ngâm rượu
Ba kích có 2 phân loại chính là trắng và tím, cả 2 dòng đều có chế biến theo dạng ba kích tươi và ba kích khô, ứng dụng ngâm rượu và làm rất nhiều loại dược liệu y học.
Ba kích trắng
Là dòng ba kích có phần vỏ bên ngoài màu vàng nhạt. còn phần ruột bên trong thì màu trắng, dòng này khá phổ biến và dễ tìm thấy trên thị trường, giá thành trung bình. Dòng ba kích này ngâm rượu mùi nhẹ, không đổi màu, giá rẻ hơn nên vì dưỡng chất thì không bằng dòng tím
Dòng này giá thành tầm 100.000-150.000/kg, giá trị dinh dưỡng không cao, có mùi hơi ngái ngái.
Ba kích tím
Dòng ba kích tím được xem là dòng ba kích lâu năm, có giá trị dưỡng chất tốt và hương vị đặc biệt. Ba kích tím có vỏ màu đậm hơn ba kích trắng, phần ruột bên trong có màu tím hoặc ánh tím nhạt. Dòng này khi dùng ngâm rượu lâu ngày, sẽ có đổi màu sang tím rất đẹp. Dòng này có giá trị cao, khó tìm hơn so với ba kích trắng.
Hiện nay ba kích tím phổ biến ở 2 vùng là Quảng Ninh và Sapa, theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia ngâm rượu thì ba kích Quảng Ninh có vị đậm đà hơn, ngon hơn, về dưỡng chất thì cả 2 tương tương nhau. Hai dòng này khác nhau rõ rệt ở vẻ ngoài, màu sắc vỏ của ba kích Quảng Ninh là màu vàng nhạt, hình dáng to mập hơn; còn màu của ba kích SaPa là màu tím nhạt, dáng gầy, thon hơn.
Ba kích tím hiếm, đặc biệt là với dòng nguyên thuỷ khai thác từ rừng, giá thành cao tầm 500.000-1.000.000/kg, tuỳ vào độ lâu năm của củ, giá sẽ càng cao.
Cách chọn ba kích ngâm rượu
Trên thị trường có cả dòng ba kích trồng, dòng này theo hướng công nghiệp nên dưỡng chất không bằng dòng ba kích rừng, chọn ngâm rượu thuốc thì nên lưu ý.
Ba kích ngon thường sẽ có nhiều phần thắt gập, có nhiều vết trầy xước, và không căng mọng bằng hàng trồng. Thân củ sẽ có những sự sần sùi nhất định, không quá mướt tay, thân ngắn khúc, hay có vết sâu đục, khi rửa sạch sẽ có màu sẫm rõ rệt, còn hàng trồng màu nhạt hơn hẳn.
Khi bóp vào củ ba kích rừng thì rất cứng, nhiều nhựa dính tay khi tách võ, còn hàng trồng thì mềm hơn, dễ tách võ, không bị dính tay. Khi tách ra thì ba kích rừng đặc ruột hơn, phần lõi to hơn ba kích trồng nhiều, ba kích trồng thường khá vụn.
Ngoài ra còn có hàng ba kích Trung Quốc, hàng này là dạng rỗng ruột, không hề có dưỡng chất, vì đã được xử lý công nghiệp hút hết dưỡng chất, để lại vỏ để bán ra thị trường. Loại này có màu sắc đồng nhất, tròn xoe do bị hấp nhũn, nhìn hoàn toàn khác so với ba kích rừng hay trồng của Việt Nam, loại này hoàn toàn không nên dùng, vì không có dưỡng chất còn dễ gây độc hại.
Tác dụng của rượu ba kích đối với sức khỏe
Rượu ba kích được xem là một loại rượu thần dược, tốt cho cả nam và nữ, chính vì thế được rất nhiều các chuyên gia khuyến khích sử dụng để chữa bệnh.
Rượu ba kích có những công dụng đặc biệt:
- Bổ thận, tráng giương, sinh tinh, mạnh gân cốt và tăng cường sinh lý nam giới cực tốt.
- Trị bệnh yếu sinh lý, mộng tinh, và giúp kéo dài thời gian quan hệ.
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể đầy năng lượng, ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng hơn
- Giảm đau sương khớp, điều trị bệnh phong thấp, đau lưng mỏi gối
- Điều hoà nhịp tim và nội tiết tố.
Những ai không nên uống rượu ba kích
Rượu ba kích được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cực tốt, tuy nhiên không hiểu biết dùng sai cách cũng gây ra hậu quả khôn lường, những đối tượng sau đây không nên dùng rượu ba kích:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người có vấn đề về gan, thận, bệnh tim mạch nặng, huyết áp thất
- Người dị ứng với rượu hoặc quá mẫn với các thành phần ngâm trong rượu.
- Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
- Người bị nóng trong, háo khát, táo bón, cơ thể suy nhược, tiểu bí.
- Người sắp được phẫu thuật, sắp mổ.
Đây là loại rượu tốt nhưng khá nặng, vẫn nên dùng ở liều lượng vừa phải để tránh gây ra những tác dụng phụ và kết quả ngược.
Cách ngâm rượu ba kích đơn giản tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ba kích tươi hoặc khô
Bạn có thể lựa chọn các loại ba kích theo nhu cầu sử dụng, với ba kích tươi thì cần thêm 1 bước sơ chế đơn giản, tách lõi trước khi ngâm, còn hàng ba kích khô thì không cần sơ chế mà có thể ngâm liền. Tuy nhiên ba kích tươi nẫu nhanh hơn và có thể thưởng thức sau tầm 3 tháng, còn ba kích khô cần thời gian lâu hơn tầm 6 tháng trở lên mới có thể uống được.
Ba kích khô hoặc tươi đều ngâm rượu ngon
- Rượu trên 40 độ
Ba kích là loại nguyên liệu có độ nặng và khó chín hơn các loại nguyên liệu khác, vì thế độ rượu cao để chín rượu. Nếu rượu quá nhẹ sẽ dễ khiến cho vật liệu bị ẩm mốc, hư hỏng hoặc uống vị rất nhạt nhẽo.
- Chum sành Bát Tràng không tráng men
Đây là dòng chum ngâm rất tốt cho sức khoẻ, vì nguyên liệu sạch và có cơ chế thải độc, bay hơi các thành phần hoá học cực kì tốt, giúp cho rượu mềm dễ uống, giảm tính âm và hạn chế các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi sau khi uống. Rượu ba kích là một loại rượu thuốc nên chọn chum sành khử độc hoá học là cực kì hợp lí.
Ngoài ra dòng chum này khác với chum thuỷ tinh và chum nhựa ở chỗ là cơ chế tự ngâm tốt, giúp rượu gia tăng hương vị và hoà quyện với mùi vị thiên nhiên tạo nên vị rượu thấm đậm đà.
Sơ chế củ ba kích đúng cách
Các bước sơ chế này áp dụng với ba kích tươi:
- Ngâm ba kích trong nước sạch 30p, sau đó kì rửa các bụi bẩn còn xót lại, sau đó phơi cho ráo nước
- Sau khi khô ráo nước thì bạn dùng dao khía vào phần thịt củ, để lộ ra phần lõi, rồi dùng dao tách phần lõi ra, giữ lại phần thịt để ngâm rượu.
- Sau đó chuẩn bị một hỗn hợp rượu loãng và nước ấm, rồi tráng sơ để làm sạch các vết khứa dao.
Còn với ba kích khô thì chỉ cần phơi khô thêm 1-2 ngày rồi ngâm luôn, các bước tách lõi được đã xử lý khi phơi khô nên không cần làm lại.
Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích chuẩn
Trước khi ngâm rượu cần vệ sinh chum ngâm rượu, đây là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với rượu nên cần phải làm sạch để không ảnh hưởng đến quá trình ngâm rượu.
Tham khảo các bước vệ sinh chum sành đúng chuẩn
- Chum cần được lau rửa, và ngâm nước ấm, sau đó phơi khô ráo hoàn toàn rồi mới ngâm rượu, tránh để còn ướt sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng rượu.
- Cho ba kích vào theo lớp, theo tỉ lệ 1:5, có nghĩa là nếu ngâm 5 lít rượu thì chỉ bỏ 1 ký ba kích, đối với ba kích khô thì làm tương tự theo tỉ lệ 1:8
- Nếu bạn cần hương vị thanh ngọt hơn thì cho thêm một ít đường phèn vào để gia tăng hương vị.
- Sau đó đậy nắp kín lại, để ngâm trong 20 ngày
- Mở nắp, khoáy đều, nên nếm thử vị và có sự gia giảm phù hợp với khẩu vị của bạn.
- Sau đó cất rượu ở nơi kín đáo, tránh hơi gió, nếu có thể ngâm hạ thổ càng tốt.
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy rượu đã uống được là rượu sẽ chuyển màu, với ba kích tím thì sẽ có màu tím, càng đậm thì rượu càng ngâm, còn với rượu ba kích trắng thì màu sẽ ít thay đổi, có màu hơi vàng nhẹ.
Ngâm rượu ba kích trong bao lâu là có thể sử dụng được?
Sau khi ngâm tầm 60 ngày có thể thưởng thức, tuy nhiên khuyến khích để hương vị đủ đầy thì nên ngâm trong 6 tháng trở lên, càng lâu càng ngon.
Nếu ngâm rượu hạ thổ thì nên để tầm 200 ngày trở lên, và nồng độ rượu phải trên 45-50 độ. Hạ thổ rượu thì cần thời gian lâu hơn và ủ kĩ hơn, chú ý yếu tố môi trường.
Một số lưu ý khi sử dụng ba kích
- Không ngâm cả lõi, cả vỏ vì sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm
- Chọn ba kích chuẩn hàng, nếu không mua được ba kích rừng tím thì có thể mua ba kích rừng trắng, hoặc ba kích trồng, không nên mua hàng Trung Quốc
- Ủ rượu và bảo quản rượu đúng cách, nên sử dụng chum sành 2 nắp bịt kín bằng vải mềm, không nên dùng lọ thuỷ tinh và can nhựa, dễ bay hơi rượu và tiết ra chất độc hại khi ngâm lâu ngày.
- Phải tuân thủ thời gian ủ rượu, tránh uống quá sớm gây ngộ độc rượu chưa chín, chưa kịp trung hoà
- Không nên lạm dụng rượu ba kích, có thể gây rối loạn cương dương
- Người lớn tuổi thì nên dùng tối đa 2 ly/ngày, sau bữa ăn.
Nên chọn chum gì để ngâm rượu ba kích?
Ba kích là một loại củ khó ngâm, không đơn giản như các loại hoa quả tươi khác, nên để rượu ngâm ngon hơn phải chọn chum sành Bát Tràng, và tốt nhất là chọn dòng không tráng men.
Các mẫu chum như chum sành mộc sẽ phù hợp nhất, dòng này được chế tác từ sành cao cấp và có khả năng tự ngâm tốt, trong lòng chum mát mẻ, bảo quản rượu rất ổn định, ngoài ra còn có cơ chế thải độ rất tốt, giúp cho rượu không bị ẩm mốc, và giảm được tính âm, bay hơi andehit, metanol, độc tố hoá học không tốt trong rượu.
Ngoài dòng chum mộc thì nhà Bát Tràng có kết hợp tạo hình các hoạ tiết Tài Lộc, hoạ tiết khắc nổi Đông Sơn Âu Lạc với chất lượng sành không thay đổi, nhưng vẻ ngoài bắt mắt hơn. Đây là lựa chọn tối ưu bạn nên cân nhắc.
Hơn nữa, cần chọn chum có thiết kế hai nắp, để trong quá trình ngâm lâu dài bảo quản rượu được tốt hơn, tránh tình trạng bay hơi rượu, không tạo được vị ngon đậm đà.
Địa chỉ cung cấp chum sành cao cấp ngâm rượu ba kích
Chum rượu là yếu tố quyết định rượu được bảo quản tốt và gia tăng hương vị ngon hơn, nên chọn lựa chum là yếu tố quan trọng. Chum sành Bát Tràng hiện nay được phân phối ở nhiều tỉnh thành, hàng giả nhái trà trộn cũng rất nhiều, nếu bạn chưa yên tâm, có thể liên hệ ngay với Chum Rượu Việt Nam.
Đây là địa chỉ uy tín, với kinh nghiệm hơn 50 năm sản xuất và phân phối chum sành ngâm rượu Bát Tràng. Chum rượu Việt Nam có đa dạng mẫu mã, hàng chất lượng, giao hàng toàn quốc, giá tại xưởng.